Trị vì Tiêu_Chiêu_Nghiệp

Vũ Đế chỉ bảo cho Tiêu Chiêu Nghiệp rằng cần phải giao phó việc triều chính cho Tiêu Tử Lương và Tiêu Loan, song Tiêu Chiêu Nghiệp lại cho rằng Tiêu Tử Lương là đồng lõa trong âm mưu của Vương Dung nên đã có một số hành động khiến cho quyền lực thực tế rơi vào tay Tiêu Loan. Tiêu Chiêu Nghiệp giao phó hoàng cung cùng các vấn đề quân sự cho một số thuộc hạ mà ông đã có cảm tình khi còn là Nam quận vương, trong khi ban cho Tiêu Tử Lương các danh dự lớn song không có quyền lực thực tế. Tiêu Chiêu Nghiệp cũng lệnh cho Vương Dung phải tự sát. Ngay sau khi Vũ Đế được đặt vào trong linh cữu, Tiêu Chiêu Nghiệp đã lại tiếp tục chơi nhạc, một hành động không thích hợp trong thời gian tổ chức tang lễ theo quan niệm khi đó. Tiêu Chiêu Nghiệp cũng lấy một người thiếp họ Hoắc của cha làm thiếp của mình—một hành động được coi là loạn luân. Vì sợ điều tiếng, ban đầu, Tiêu Chiêu Nghiệp tìm cách để Hoắc thị xuất gia làm ni cô, sau đó đổi thành họ Từ. Khi Tiêu Chiêu Nghiệp lên ngôi mới cho gọi Hoắc thị vào cung rồi nạp làm thiếp. Tiêu Chiêu Nghiệp phong Vương hoàng thái tôn thái phi làm thái hậu, và lập Hà hoàng thái tôn phi làm hoàng hậu. Ông thường dành thời gian cho yến tiệc, các trò chơi tiêu khiển, và thưởng công cho các thuộc hạ, thường thấy nói chuyện về tiền bạc, "Trước đây, không dễ để Trẫm có được thậm chí một người trong số các khanh. Nay không ai có thể ngăn Trẫm trọng dụng các khanh." Ngân khố thặng dư mà Cao Đế (là người thanh đạm) và Vũ Đế (tương đối tiết kiệm) xây dựng nên đã cạn kiệt trong vòng chưa đến một năm. Các thuộc hạ của Tiêu Chiêu Nghiệp đã bán các chức quan một cách công khai, và Tiêu Chiêu Nghiệp không những không kiềm chế mà còn chấp thuận các thỉnh cầu của họ một cách thuận lợi.

Tiêu Loan nhận thấy Tiêu Chiêu Nghiệp không hành xử đúng mực, nên bắt đầu tính việc phế truất cháu trai. Tiêu Loan cũng thường xuyên khuyên Tiêu Chiêu Nghiệp thay đổi, song Tiêu Chiêu Nghiệp không nghe theo và bắt đầu nghi ngờ Tiêu Loan, đặc biệt là sau khi Tiêu Loan buộc ông phải xử phạt Dương Mân và thuộc hạ Từ Long Câu (徐龍駒). Tiêu Loan cũng thử thảo luận sự việc với một người em trai Vũ Đế là Bà Dương vương Tiêu Thương (蕭鏘), song người này phản đối. Trong khi đó, các tướng được Tiêu Chiêu Nghiệp tin tưởng là Tiêu Kham (蕭諶) và Tiêu Thản Chi (蕭坦之) thấy Tiêu Chiêu Nghiệp có các hành động phù phiếm, đã bí mật gia nhập với nhóm của Tiêu Loan và thông tin cho Tiêu Loan về các hành động của Tiêu Chiêu Nghiệp. Ngay sau đó, Tiêu Loan đã tìm cớ để xử tử một số thuộc hạ khác của Tiêu Chiêu Nghiệp, bao gồm tướng Chu Phụng Thúc (周奉叔), giảng sư Đỗ Văn Khiêm (杜文謙), và tổng quản Kì Vô Trân Chi (綦毋珍之), mục đích là để làm suy yếu hàng ngũ của Tiêu Chiêu Nghiệp. Trong khi đó, sau khi Tiêu Tử Lượng mất do lo lắng vào mùa hè năm, Tiêu Chiêu Nghiệp đã mất cảnh giác.

Liên quan